Mác thép xây dựng là gì? Thông số tiêu chuẩn trên mác thép mang ý nghĩa cụ thể như thế nào? Mác thép là một tiêu chí quan trọng khi bạn lựa chọn thép cho nên cần có sự tìm hiểu, xem xét kĩ càng.
Mác thép xây dựng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà chúng ta cần phải tìm hiểu rõ ràng trước khi tiến hành lựa chọn sản phẩm thép xây dựng. Vậy, mác thép là gì? Có những tiêu chuẩn mác thép nào được sử dụng phổ biến hiện nay? Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Mác thép xây dựng là gì?
Mác thép là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Trên thực tế, mác thép xây dựng là một kí hiệu chỉ cường độ chịu lực của thép hay nói cách khác là khả năng chịu lực của thép. Nó phản ánh khả năng chịu lực lớn hay nhỏ.
Chúng ta có thể quen thuộc với các loại mác thép thông thường, phổ biến hiện nay như: SD 295, SD 390, CII, CIII, Gr60, Grade460, SD49,(CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V….
Trên thị trường hiện nay có nhiều ký hiệu về mác thép khác nhau, bao gồm các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Điều này cho thấy chất lượng thép xây dựng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên đồng thời điều này cũng làm cho người tiêu dùng bối rối và không biết nên sử dụng loại nào cho phù hợp.
Thực tế, mỗi lý hiệu trên thép đều mang những ý nghĩa riêng. Ký hiệu của mác thép nó gắn với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của thép đó. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn cần nắm rõ hơn khi lựa chọn mác thép xây dựng.
2. Các tiêu chuẩn trên mác thép xây dựng bạn cần biết
Có nhiều tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng để sản xuất như Tiêu chuẩn Việt nam, tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu chuẩn Nga vv… Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
>>> Tham khảo: Bảng giá thép tấm
– Tiêu chuẩn Việt Nam
Theo TCVN 1765 – 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT,gồm 3 phân nhóm A,B,C trong đó A là chủ yếu.
+ Phân nhóm A: CTxx, Bỏ chữ A ở đầu mác thép chẳng hạn CT38, CT38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa ,song ứng với 3 mức khử ôxi khác nhau: lặng,bán lặng và sôi ứng với CT38, CT38n, CT38s
+ Phân nhóm B: Qui định thành phần ( tra sổ tay ) BCT380,14-0,22)C-(0,3-0,65)Mn
+ Phân nhóm C: Qui định cả hai tính chất : cơ tính và thành phần hóa học
– Tiêu chuẩn Nhật Bản
Chúng ta hay nghe người ta gọi thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn nhật bản. Con số đằng sau thể hiện cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240N/mm2.
– Tiêu chuẩn của Nga
Kí hiệu bằng chữ cái : CT và số hiệu mác thép từ 0-6 phụ thuộc vào tính chất hóa học và tính chất cơ học ,Thành phần caccon trong hỗn hợp càng lớn và độ bền của thép càng cao thì số kí hiệu mác thép sẽ càng lớn. Để phân cấp bậc thép ngừoi ta còn ghi ở sau cùng mác thép các số tương ứng với bậc của thép,thường thì cấp bậc 1 chúng ta ko ghi, phía trước của mác thép ghi nhóm cúa thép tương ứng (A,B,C),thép nhóm A sẽ ko ghi.
Y7 : Thép dụng cụ,thép chất lượng chứa 0,7 % cacbon,thép lặng ( tất cả các thép dụng cụ đều khử rất tốt oxi )
Một số nguyên tố tham gia vào thành phần của mác thép ( viết theo kí tự của Nga ) :
А – Nitơ К – Koban Т – Titan Б – Niobi Ф- vanadi
В – Vonfram Н – Niken Х – Crom Г – mangan
П – Photpho Д -Đồng Р – bor Ю – Nhôm
Е -Selen С – kẽm
…
3. Tư vấn chọn thép xây dựng phù hợp cho công trình
Một số kinh nghiệm mua thép xây dựng cho bạn như sau:
+ Với nhà thấp tầng (<7 tầng): Chỉ cần sử dụng mác thép có cường độ thấp là CB300 hoặc SD295. Hai loại này có khả năng chịu lực tương đương nhau.
+ Với nhà cao tầng tầng (>7 tầng): Thì nên dùng mác thép có cường độ cao hơn là CB400 hoặc SD390. Thậm chí cường độ cao hơn thì dùng CB500 hoặc SD490.
>>> Tham khảo: thép Hòa Phát chính hãng
Các tiêu chuẩn mác thép xây dựng khá nhiều thông số, cho nên khi tiến hành mua thép bạn nên có sự tìm hiểu hoặc tìm đến đơn vị chuyên nghiệp để có đươc sự tư vấn kĩ càng nhất. Mọi nhu cầu tìm hiểu có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất: